Biểu thuế xuất khẩu và Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu
Ngày 01/9/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 122/2016/NĐ-CP (“Nghị định 122”) về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế ưu đãi nhập khẩu, danh mục hàng hóa, mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu
Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu bao gồm 97 nhóm hàng đầu tiên thuộc biểu thuế ưu đãi nhập khẩu chung và nhóm hàng thứ 98 thuộc biểu thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt ví du như: giấy kraft thuộc nhóm 98,07; thép hợp kim có thành phần là boron và/hoặc chrome và/hoặc titan thuộc nhóm 98,11; thép thanh và thép cuộn không chứa hợp kim thuộc nhóm 98,39; vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm thuộc nhóm 98,19; phụ tùng và vật liệu dùng cho máy bay thuộc nhóm 98,20; dầu sinh học và xăng dầu thuộc nhóm 98,38.
Biểu thuế ưu đãi nhập khẩu theo cam kết WTO
Nghị định 122 cũng quy định thêm về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng để thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cho các năm 2017, 2018 và từ năm 2019 trở đi. Phần này không được quy định trong Thông tư 182/2015/TT-BTC trước đây cũng điều chỉnh các loại thuế này. Đáng chú ý trong số các mặt hàng, thuế nhập khẩu ô tô và xe có động cơ khác được thiết kế chủ yếu để chở người, kể cả xe tải, toa xe lửa và/hoặc xe bán tải, sẽ được giảm tương ứng từ 58% đến 55%, sau đó 52% năm 2017, năm 2018 và từ năm 2019 trở đi, trừ các dòng xe 4WD và AWD, còn lại thuế nhập khẩu là 47% qua các thời kỳ.
Biểu thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng
Biểu thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng theo Nghị định 122 vẫn không thay đổi so với Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg, theo đó biểu thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng là tùy thuộc vào tỷ lệ thuế suẩt tuyệt đối hoặc thuế suất hỗn hợp tùy thuộc vào số lượng chỗ ngồi (kể cả lái xe) và dung tích xi lanh. Có thể thấy Nghị định 122 vẫn tiếp tục xây dựng các chính sách hạn chế việc nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng của Chính phủ. Cần lưu ý thêm, Nghị định 122 đã không còn trao quyền cho Bộ Tài chính có thể tăng hoặc giảm việc áp dụng thuế suất 20% trên tình hình thực tế như trước đây.
Biểu thuế nhập khẩu áp dụng trên các sản phẩm hóa dầu
Nghị định 122 cũng quy định việc điều chỉnh Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng dầu. Hiện nay, các mặt hàng hóa dầu thuộc vào mặt hàng ưu đãi nhập khẩu với thuế suất 1%. Tỷ lệ này sẽ được duy trì cho đến cuối năm 2016 nhưng sẽ được tăng lên 3% sau ngày 01 tháng 1 năm 2017.
Biểu thuế xuất khẩu áp dụng trên sản phần vàng trang sức
Nghị định 122 cũng đã lặp lại các mức thuế xuất khẩu 0% đối với vàng trang sức theo quy định tại Quyết định 789/2015 của Bộ tài chính. Theo đó, đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng, đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng và các sản phẩm khác bằng vàng khác có hàm lượng vàng dưới 95% được áp mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Trong trường hợp này, các đơn vị xuất khẩu phải có kết quả xét nghiệm xác định hàm lượng vàng dưới 95% của một tổ chức được cấp phép. Trong trường hợp chế biến xuất khẩu, đơn vị xuất khẩu phải xuất trình được giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu do ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho cơ quan hải quan có liên quan.